Table of Contents
Với khu vực Nam Bộ thì các con sông lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, sông Đồng Nai cũng nằm trong số đó. Từ phát triển giao thông đường thủy cho tới nuôi trồng thủy sản, khai thác du lịch trên sông đều là những mũi nhọn để khai thác.
Bài viết hôm nay bạn đọc hãy cùng Bất động sản Long Hưng phân tích về vai trò của sông Đồng Nai với phát triển kinh tế của khu vực như thế nào.
Bạn Đang Xem: Vai trò của sông Đồng Nai với phát triển kinh tế khu vực
Sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai là con sông nội địa có chiều dài lớn nhất Việt Nam, đứng thứ 2 trong khu vực Nam Bộ về lưu vực, chỉ về sau sông Cửu Long. Với chiều dài 586km chảy qua địa phận các tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và lưu vực đạt 38.600 km2. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại cửa biển của huyện Cần Giờ(tp. Hồ Chí Minh)
Các công trình thủy điện và thủy lợi trên sông
Với chiều dài gần 600km và có các phụ lưu, phân lưu khác nên trên sông Đồng Nai có khá nhiều công trình thủy điện và thủy lợi. Có thể kể tên như:
- Trên dòng chính: Thủy điện Trị An, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5, Đồng Nai 6 (dự án), Đồng Nai 6A (dự án). Dự án Đồng Nai 6 và 6A đang có những vấn đề gây tranh cãi vì nó có thể sẽ gây tác động rất lớn đến vấn đề đa dạng sinh học của khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên
- Sông Bé: Thủy điện Thác Mơ, thủy điện Cần Đơn.
- Sông Sài Gòn: Hồ Dầu Tiếng
- Thủy điện Đa Nhim trên sông Đa Nhim, 160 MW
- Thủy điện Đại Ninh công suất thiết kế 300 MW
- Sông La Ngà: Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi tổng công suất gần 500 MW.
Các công trình giao thông
Một số công trình giao thông lớn tại sông Đồng Nai có thể kể đến như cảng Cát Lái, cảng Bình Dương. Đường sắt cùng vớ quốc lộ 1 vượt qua sông ở cầu Đồng Nai đoạn qua địa phận Biên Hòa.

Ngoài ra các cây cầu vượt sông là rất nhiều:
Trên sông Đa Dung:
- Cầu Suối Vàng, Lạc Dương, Lâm Đồng, trên tỉnh lộ 722
- Cầu tại xã Lát, Lạc Dương, Lâm Đồng
- Cầu thủy điện Đa Dâng, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
- Cầu Đạ Đờn, Lâm Hà, Lâm Đồng, trên quốc lộ 27
- Cầu Máng, nối xã Tân Văn với xã Đạ Đớn, Lâm Hà, Lâm Đồng
- Cầu nối thị trấn Đinh Văn – xã Tân Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng, trên tỉnh lộ 725
- Cầu Khỉ và cầu Kinh nối xã Tân Hà, Lâm Hà với xã Tân Thành, Đức Trọng, Lâm Đồng
Trên sông Đa Nhim:
- Cầu Liêng Trưk, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, trên quốc lộ 27C
- Cầu xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng
- Cầu Dran, thị trấn Dran, Đơn Dương, Lam Đồng trên quốc lộ 27
- Cầu nối xã Lạc Lâm với xã Ka Đô, huyện Đơn Dương
- Cầu phà 14, nối thị trấn Thạnh Mỹ với xã Quảng Lập, Đơn Dương
- Cầu Ông Thiều, huyện Đơn Dương
- Cầu nối xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng với xã Tu Tra, huyện Đơn Dương
- Cầu thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng
- Cầu Phú Hội, Đức Trọng, Lâm Đồng
- Cầu Đại Ninh, Đức Trọng, Lâm Đồng, trên quốc lộ 20Cầu nối xã Đan Phượng, Lâm Hà với xã Ninh Gia, Đức Trọng, Lâm Đồng
- Cầu trên thủy điện Đồng Nai 2, Lâm Đồng
- Cầu nối xã Tân Lâm, Di Linh – xã Tân Thanh, Lâm Hà, Lâm ĐồngCầu qua hồ Tà Đùng, huyện Di Linh -Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ 28
- Cầu thủy điện Đồng Nai 3, Đắk Nông – Lâm Đồng
- Cầu Đồng Nai 4, Lâm Đồng -Đắk Nông
- Cầu thủy điện Đồng Nai 5, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng – huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông
- Cầu Phước Cát, Bù Đăng, Bình Phước – Cát Tiên, Lâm Đồng
- Cầu Đắc Lua, Tân Phú, Đồng Nai – Cát Tiên, Lâm Đồng (đã khởi công)
- Cầu treo Tà Lài, huyện Tân Phú, Đồng Nai
- Cầu La Ngà, trên hồ Trị An, huyện Định Quán, Đồng Nai, trên quốc lộ 20
- Cầu Chiến khu D, trên hồ Trị An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai
- Cầu Thủ Biên, Bình Dương – Đồng Nai
- Cầu Bạch Đằng, Bình Dương
- Cầu Thạnh Hội, Bình Dương
- Cầu Hóa An, Đồng Nai
- Cầu Rạch Cát, Đồng Nai
- Cầu Hiệp Hòa, Đồng Nai
- Cầu Ghềnh, Đồng Nai
- Cầu Bửu Hòa, Đồng Nai
- Cầu An Hảo, Đồng Nai
- Cầu Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai
- Cầu Đồng Nai 2, Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai
- Cầu Long Thành, Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai
- Cầu Đại Phước, Nhơn Trạch, Đồng Nai
- Cầu Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai (dự án)
- Cầu Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh (dự án)
- Cầu Bình Khánh, Thành phố Hồ Chí Minh (đã khởi công)
- Cầu Phước Khánh, Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai (đã khởi công)
Vai trò của sông Đồng Nai với việc phát triển kinh tế khu vực

Xem Thêm : 10 lợi thế cầu Đồng Nai 2 mang lại cho BĐS vùng ven Sài Gòn
Với chiều dài và lưu lượng lớn, kèm theo đó là chạy dọc địa phận của nhiều tỉnh thành. Không khó để nhận ra vai trò của sông Đồng Nai với việc phát triển kinh tế trong khu vực là rất quan trọng. Có thể thấy một số điểm nổi bật như:
Về giao thông đường thủy:
Việc trải dài và có 2 bờ rộng lớn giúp việc tàu thuyền di chuyển dễ dàng hơn, từ đó giúp việc di chuyển qua các địa phận khác trên sông Đồng Nai bớt trở nên khó khăn. Ngoài đường bộ bạn cũng có thể chọn giao thông đường thủy để trải nghiệm trong khu vực sông Đồng Nai chảy qua.
Việc có các cảng tàu trên sông hỗ trợ việc tàu thuyền neo đậu cũng như cập bến an toàn hơn, tránh rủi ro khi neo đậu. Tuy nhiên khi tham gia giao thông đường thủy bạn cũng nên có các biện pháp an toàn như mặc áo phao để phòng tránh trường hợp xấu không mong muốn.
Về giao thương trong khu vực:
Có giao thông đường thủy như vậy sẽ giúp các chuyến hàng, buôn bán trên sông nước phát triển hơn. Việc nuôi trồng thủy sản cũng sẽ dễ dàng có nơi để tiêu thụ sản phẩm. Phát triển kinh tế sông nước cũng là một mảng mà các địa phương nên chú trọng khi có lợi thế có con sông lớn như sông Đồng Nai trên địa bàn.
Tuy nhiên việc nuôi trồng thủy sản hay buôn bán cũng cần phải bảo vệ được nguồn nước tránh ô nhiễm môi trường. Đây là ván đề mà nhiều người vẫn đang ngó lơ không quan tâm, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình.

Về du lịch:
Việc giao thông thuận lợi là giao thương tốt cũng sẽ giúp du lịch sông nước phát triển hơn, đa dạng các dịch vụ và hình thức phục vụ. Khi mà đã quá quen thuộc với các bãi biển hay đồi núi trải dài, du lịch sông nước cũng là hình thức đáng để du khách trải nghiệm. Do đó tập trung phát triển ngành này trên sông Đồng Nai cũng không phải là không khả thi.
Về lợi tức thủy điện:
Xem Thêm : 7 chiêu trò lừa đảo trong mua bán nhà đất
Các công trình thủy điện trên sông Đồng Nai rất nhiều, vì thế việc cung cấp điện cho các địa bàn mà sông chảy qua hay góp phần vào điện lưới quốc gia là con số không hề nhỏ. Giảm thiểu tình trạng thiếu điện so với các năm về trước và thậm chí có nguồn tin cho rằng đủ điện để xuất khẩu sang các nước bạn trong khu vực. Có thể thấy đây là lợi ích phát triển kinh tế mà ai cũng có thể nhìn thấy và đánh giá được.
Trên đây là các phân tích của Bất động sản Long Hưng về vai trò của sông Đồng Nai về phát triển kinh tế trong khu vực. Có thể còn nhiều thiếu sót và mong có được sự góp ý của các bạn đọc. Mỗi ý kiến đóng góp của bạn là cơ sở để chúng tôi hoàn thiện thông tin và phát triển hơn nữa.
Có bất kì thắc mắc hay nhu cầu gì về Aqua City Đồng Nai hay Khu đô thị Long Hưng, hãy gọi ngay hotline của Bất động sản Long Hưng để được tư vấn hoàn toàn miễn phí và nhanh chóng, nhiệt tình nhất.
Nguồn: https://batdongsanlonghung.com
Danh mục: Tin tức